Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu) ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng rối loạn lipid máu là gì và làm cách nào để cải thiện bệnh hiệu quả?
Cơ chế gây rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là sự bất thường của các chỉ số mỡ máu. Bình thường, gan sản sinh ra 80% cholesterol của cơ thể, 20% còn lại đến từ các nguồn thực phẩm mà hàng ngày chúng ta tiêu thụ. Cholesterol được sản sinh sẽ đi từ gan, qua mạch máu đến các mô, tế bào để thực hiện chức năng sống của cơ thể như sản sinh năng lượng, cấu thành nên các hormone, xây dựng tế bào,...
Gan, mạch máu, tế bào và mô được ví như 3 bình đựng cholesterol thông nhau. Khi gan sản sinh ra quá nhiều cholesterol và sự tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào giảm thì cholesterol trong máu sẽ ứ trệ và tăng lên, gây ra tình trạng rối loạn lipid máu. Để biết bạn có bị rối loạn lipid máu hay không, cần phải làm xét nghiệm máu. Nếu có một hoặc nhiều tình trạng dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lipid máu.
- Cholesterol toàn phần: > 5,2 mmol/L
- LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”): > 3,3 mmol/L
- Triglyceride (chất béo trung tính): > 2,2 mmol/L
- HDL-cholesterol (cholesterol "tốt"): < 1,3 mmol/L
Triệu chứng rối loạn lipid máu
Máu nhiễm mỡ (bệnh mỡ máu, mỡ máu cao, rối loạn lipid máu) ban đầu thường chưa có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và không biểu hiện thành các triệu chứng điển hình. Lúc này, bệnh có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu, khám một vấn đề sức khỏe khác chứ khó phát hiện nhờ các triệu chứng lâm sàng.
Máu nhiễm mỡ có thể gây nhiều biến chứng như xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến các cơ quan đích như não, tim, các chi. Lúc này, người mắc có thể cảm nhận rõ hơn các dấu hiệu của bệnh như: Đau đầu, chóng mặt, đau thắt ngực, mệt mỏi, chân tay lạnh, tê bì,…
Chóng mặt, đau đầu thường xuyên cảnh báo tình trạng rối loạn lipid máu
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Các nguyên nhân cơ bản gây rối loạn lipid máu bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Một số đột biến gen có thể gây ra sự sản xuất thừa triglycerid, cholesterol LDL hoặc giảm sản xuất/giải phóng quá mức cholesterol HDL.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa hoặc cholesterol từ các nguồn không lành mạnh.
- Lười vận động, tập thể dục.
- Tiêu thụ quá nhiều rượu.
- Mắc bệnh thận hoặc gan, suy giáp.
- Sử dụng một số loại thuốc: Thiazide, thuốc chẹn beta, retinoids, thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen, progestin và glucocorticoids.
- Hút thuốc lá.
- Sử dụng steroid đồng hóa.
- Nhiễm HIV.
- Hội chứng thận hư.
Uống quá nhiều rượu làm tăng mỡ máu
Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả
Mục tiêu của điều trị rối loạn lipid máu là ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh lý do rối loạn lipid máu, bao gồm: Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên,... Một số phương pháp giúp bạn điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả thông qua:
Chế độ ăn uống
Đây là phương pháp điều trị chính cho người bị rối loạn lipid máu. Bạn nên:
- Hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống ≤ 7% tổng lượng calo. Những người mắc rối loạn lipid máu nên hạn chế lượng cholesterol < 200 miligam/ngày. Ngoài ra, hãy hạn chế lượng muối tiêu thụ. Tránh các thực phẩm chế biến làm tăng cholesterol do chúng có thể gây viêm.
- Loại bỏ các thực phẩm như: Dầu thực vật tinh chế, khoai tây chiên, các loại bánh quy, đồ ăn nhẹ, thịt xông khói, thịt chế biến, các sản phẩm sữa nguyên kem và ngũ cốc tinh chế.
- Tăng lượng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan từ thực phẩm giàu chất xơ như: Rau xanh; Các loại đậu; Hạt chia và hạt lanh; Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó; Khoai lang và bí đao; Quả bơ, các loại quả mọng, táo, lê và các loại trái cây khác.
- Thay thế carbohydrate chế biến bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, đậu.
- Tránh thực phẩm và đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, nước ngọt, món tráng miệng đóng gói, các sản phẩm từ sữa,…
- Tăng tiêu thụ cá 4 lần/tuần để tăng lượng axit béo omega-3.
Cá hồi là thực phẩm tốt cho người bị rối loạn lipid máu
Tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên luôn luôn được khuyến khích bởi nó làm giảm cholesterol LDL ở một số người và cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Hãy bắt đầu 30 - 60 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp.
Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích
Bỏ hút thuốc, không uống nhiều rượu và không sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào là tiền đề quan trọng để ngăn ngừa rối loạn lipid máu trầm trọng hơn.
Sử dụng thuốc
Trong nhiều trường hợp, nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống chưa đủ để hạ mỡ máu, các chuyên gia có thể chỉ định những loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Chúng có tác dụng làm giảm sản sinh cholesterol tại gan, từ đó giảm mỡ trong máu. Tuy nhiên, khi uống thuốc, người bệnh thường dễ mệt mỏi, uể oải do mỡ máu đến mô, tế bào không đủ để đáp ứng các chức năng như sản sinh hormone, cấu thành nên tế bào, sinh năng lượng cho cơ thể.
Hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Từ những phân tích trên có thể thấy, để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, người mắc bệnh cần đến một giải pháp an toàn, hiệu quả mà không gây mệt mỏi. Do đó, giới chuyên gia khuyên người bị rối loạn lipid máu nên kết hợp các phương pháp điều trị trên với việc sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Sản phẩm có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với tỏi, cao hoàng bá,… giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu an toàn, không gây tác dụng phụ, cho hiệu quả lâu dài.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả
Lipidcleanz giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, tăng cường năng lượng cho cơ thể thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển cholesterol từ máu vào tế bào, mô và tăng tiêu thụ cholesterol từ tế bào, mô, từ đó, sản phẩm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả máu nhiễm mỡ. Người dùng sản phẩm sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn do các cơ quan trong cơ thể như gan, thận không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Đánh giá của chuyên gia
Lipidcleanz có tác dụng như thế nào với các trường hợp mỡ máu cao? Mời bạn xem lời tư vấn của TS Nguyễn Thị Vân Anh dưới đây:
Nếu có thắc mắc về rối loạn lipid máu cũng như sản phẩm Lipidcleanz, quý độc giả vui lòng liên hệ hotline hoặc ZALO: 0968403933 để được hỗ trợ tốt nhất.
Minh Giang