Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2019 có khoảng hơn 1 tỷ người trẻ trong độ tuổi từ 12 - 35 tuổi đang phải đối mặt với nguy cơ mất thính giác. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Để tránh “bị điếc trước tuổi” người trẻ phải làm sao?
Thói quen phổ biến gây suy giảm thính lực ở người trẻ
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên là một yếu tố nguy cơ gây mất thính lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc nhiều lần với khói thuốc lá – dù trực tiếp, hút thuốc lá thụ động hay thậm chí trong bào thai đều có thể có tác động lớn đến sức khỏe thính giác của một người.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra rằng, những người hút thuốc có nguy cơ bị mất thính giác tần số cao lớn hơn 60% so với những người không hút thuốc.
Một nghiên cứu khác cho thấy, thanh thiếu niên tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị mất thính lực cao gấp 2-3 lần so với những người ít hoặc không tiếp xúc khói thuốc lá. Hơn nữa, 80% những người tham gia nghiên cứu không hề biết rằng sức khỏe thính giác của họ đã bị ảnh hưởng.
Cả nicotine và carbon monoxide đều làm giảm nồng độ oxy trong máu và khiến co mạch máu trên toàn cơ thể, bao gồm cả những mạch máu ở tai trong.
- Can thiệp vào chất dẫn truyền thần kinh trong dây thần kinh thính giác – chịu trách nhiệm cho não biết bạn đang nghe âm thanh nào.
- Kích thích ống Eustachian và niêm mạc của tai giữa.
- Khiến bạn nhạy cảm hơn với tiếng ồn lớn và do đó dễ bị suy giảm thính lực do tiếng ồn.
Thói quen gây suy giảm thính lực ở người trẻ
Uống nhiều rượu, bia
Uống rượu quá mức làm tổn thương vỏ thính giác trong não, ảnh hưởng đến cách bộ não xử lý âm thanh. Dây thần kinh thính giác chịu trách nhiệm chuyển thông tin thính giác từ những âm thanh mà chúng ta nghe thấy trong ốc tai của tai trong đến não nơi chúng được dịch ra. Vì vậy, mặc dù tai có thể hoạt động bình thường, nhưng não không thể xử lý chính xác âm thanh cũng là một trong các cơ chế dẫn đến suy giảm thính lực.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức tại Đại học Ulm đã phát hiện ra rằng, uống nhiều rượu bia trong thời gian dài sẽ làm tổn thương vỏ não thính giác trung ương, làm tăng thời gian xử lý âm thanh. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể gặp khó khăn khi nghe những người nói nhanh hoặc phân biệt âm thanh này với âm thanh khác trong môi trường có nhiều tiếng ồn xung quanh.
Uống rượu quá mức gây ra môi trường độc hại cho tai trong. Tai trong chứa các tế bào lông nhỏ chịu trách nhiệm chuyển âm thanh mà tai bạn thu thập thành các xung điện tử theo dây thần kinh thính giác đến não. Độc tính do nồng độ rượu quá mức làm tổn thương và phá hủy không hồi phục các tế bào lông tai. Bởi vì tổn thương là không hồi phục, do đó, hậu quả là người sử dụng rượu bia quá mức có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.
Sử dụng điện thoại di động
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng, việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe. Tai trong có lẽ là 1 trong 2 cơ quan đầu tiên và trực tiếp nhất nhận toàn bộ tác động từ điện thoại di động bên cạnh mắt.
Tiến sĩ Allison Catlett Woodall – một nhà thính học nói rằng, theo một nghiên cứu gần đây, việc sử dụng điện thoại di động quá 60 phút mỗi ngày có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài như mất thính lực tần số cao. Những người bị mất thính lực tần số cao không thể nghe thấy âm thanh từ 2.000 đến 8.000 Hertz, có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu lời nói và phân biệt các phụ âm.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ, sóng điện từ do điện thoại phát ra đã gây ra suy giảm thính lực và tình trạng này không nhất thiết là do âm lượng lớn.
Một số nghiên cứu bước đầu nhận định, dường như có mối tương quan giữa thời lượng sử dụng điện thoại di động hàng ngày và thời gian sử dụng điện thoại di động trong nhiều năm với mức độ suy giảm thính lực.
Đeo tai nghe thường xuyên
Suy giảm thính lực do sử dụng tai nghe nhiều
Ngày nay, cứ 5 thanh thiếu niên thì có 1 người bị suy giảm hoặc mất thính lực, tỷ lệ này cao hơn khoảng 30% so với 20 năm trước. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng này một phần là do việc sử dụng tai nghe ngày càng nhiều.
Một nghiên cứu vào năm 2010 của Trường Y Harvard ở Mỹ cho thấy, sự gia tăng phổ biến của tai nghe đã làm tăng đáng kể tỷ lệ chẩn đoán suy giảm thính lực ở người trẻ dưới 20 tuổi. Nghiên cứu này đã tập trung vào các thiết bị nghe cá nhân như iPad và máy nghe nhạc MP3, chúng đã được chứng minh là gây ra sự thay đổi tạm thời về ngưỡng nghe. Với việc tiếp xúc nhiều lần với âm lượng nhạc lớn, tổn thương tạm thời này có thể trở thành vĩnh viễn.
Hầu hết các máy nghe nhạc MP3 ngày nay có thể tạo ra âm thanh lên đến 120 decibel, tương đương với mức âm thanh tại một buổi trình diễn nhạc rock. Ở mức độ đó, tình trạng mất thính lực có thể xảy ra chỉ sau khoảng 1 giờ 15 phút.
Theo TS.Foy – bác sĩ nhi khoa tổng quát ở Vallejo, California, Hoa Kỳ cho biết theo nguyên tắc chung, bạn chỉ nên sử dụng thiết bị MP3 ở mức tối đa 60% âm lượng tối đa trong tổng số 60 phút mỗi ngày. Âm lượng càng lớn thì thời lượng nghe của bạn càng phải ngắn đi. Ở mức âm lượng tối đa, bạn chỉ nên nghe khoảng 5 phút mỗi ngày.
Tiếp xúc với tiếng ồn
Liên tục tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc mức vừa phải trong thời gian kéo dài có thể làm tổn thương tế bào lông ở tai trong. Các tế bào và dây thần kinh ở tai trong hoàn toàn có thể bị phá hủy do tiếp xúc lặp đi lặp lại liên tục với âm thanh lớn. Nếu số lượng tế bào và dây thần kinh bị phá hủy đủ lớn, thính giác sẽ bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến điếc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã chia sẻ một số tin tức đáng báo động. Theo số liệu thống kê cho thấy 1,1 tỷ người trẻ có nguy cơ bị mất thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn. WHO định nghĩa, tình trạng mất thính lực do tiếng ồn gây ra là do:
- - Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn vừa phải – 85 decibel trong tám giờ.
- - Tiếp xúc ngắn hạn với tiếng ồn rất lớn – 15 phút nghe âm thanh trên 100 decibel.
Quán bar, câu lạc bộ và địa điểm âm nhạc có thể gây tổn thương thính giác
Dùng tăm bông vệ sinh tai thường xuyên
Tăm bông được sử dụng phổ biến nhất để loại bỏ ráy tai tích tụ tại nhà. Khi ráy tai dư thừa tích tụ và cứng lại trong tai, nếu dùng tăm bông rất có thể bạn sẽ vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai. Rất nhiều trường hợp sử dụng tăm bông ngoáy tai gây thủng màng nhĩ. Màng nhĩ bị thủng gây đau đớn và có thể gây mất thính lực dẫn truyền. Trong một số trường hợp, có thể mất đến vài tuần để chữa lành vết thương trước khi bạn nghe lại được.
Suy giảm thính lực ở người trẻ có nguy hiểm không?
Thính giác là một trong 5 giác quan quan trọng bậc nhất của con người. Giống như các giác quan khác, khi bị suy giảm thính giác sẽ gây ra rất nhiều trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
- - Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ: Trong một nghiên cứu theo dõi 639 người trưởng thành trong gần 12 năm, các chuyên gia của Đại học Johns Hopkins phát hiện ra rằng, giảm/mất thính lực nhẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ sa sút trí tuệ. Những người bị khiếm thính nặng có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp 5 lần. Khi khả năng nghe của bạn suy giảm, não của bạn nhận được ít kích thích hơn bình thường vì nó không hoạt động để xác định các âm thanh và sắc thái khác nhau. Theo thời gian, việc thiếu vận động cho não của bạn có thể dẫn đến mất trí nhớ.
- - Tăng nguy cơ té ngã và các tai nạn trong lao động sinh hoạt khác: Khi bước đi, đôi tai của bạn thu nhận những tín hiệu tinh tế giúp giữ thăng bằng. Suy giảm/mất thính lực sẽ làm gián đoạn hoặc tắt các tín hiệu quan trọng này. Nó cũng khiến não của bạn hoạt động nhiều hơn chỉ để xử lý âm thanh vì vậy khả năng phân tích, xử lý tình huống xung quanh bị hạn chế. An toàn trong di chuyển và làm việc của người bị suy giảm thính lực thực sự là một vấn đề lớn.
- - Gia tăng các cảm xúc tiêu cực: Người bị suy giảm thính lực dễ bị khó chịu, tức giận, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm…
- - Hạn chế trong giao tiếp: Suy giảm thính lực khiến người bệnh ngại tiếp xúc với người khác vì tự ti, khó bắt kịp tiến độ giao tiếp. Khi bị mất thính giác, người bệnh có thể gặp khó khăn khi theo dõi các cuộc trò chuyện trong môi trường nhóm. Do vấn đề này, họ có xu hướng rút lui khỏi các hoạt động xã giao với bạn bè và gia đình. Theo thời gian, lâu dần dẫn đến trầm cảm và lo lắng.
Nghe kém ảnh hưởng nhiều tới việc giao tiếp
Một số triệu chứng điển hình suy giảm thính lực ở người trẻ
Triệu chứng suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi khá phong phú nhưng nhiều người trẻ tuổi thường chủ quan và không để ý đến chúng
- - Ù tai, tiếng ve kêu trong tai, tiếng cối xay gió trong tai: Lúc đầu nó xuất hiện tự nhiên và tự biến mất. Sau 1 thời gian, tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn, thậm chí là liên tục và không tự mất đi.
- - Khó khăn hơn trong giao tiếp ở những nơi ồn ào hoặc nơi có chất lượng âm thanh kém.
- - Thường nghe âm thanh với âm lượng lớn hơn trước kia.
- - Nói to hơn trước kia.
- - Khả năng thăng bằng bị giảm, dễ bị ngã và dễ bị tai nạn do không kịp thời nhận biết được các tín hiệu âm thanh cảnh báo.
- - Hay quên và giảm khả năng nhận thức, học hỏi.
- - Có thể bị đau tai khi nghe âm thanh có âm lượng lớn.
- - Thường xuyên không nghe rõ mọi người nói và phải hỏi lại nhiều lần.
- - Lầm tưởng rằng người khác đang nói thầm, lẩm bẩm.
Biện pháp cải thiện tình trạng suy giảm thính lực ở người trẻ
Giảm tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài
Điều đầu tiên cần thống nhất với nhau rằng, suy giảm thính lực hoàn toàn có thể xảy ra ở người trẻ và tỷ lệ mắc phải là tương đối cao. Người trẻ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh suy giảm thính lực bằng việc:
- - Tìm kiếm xếp hạng tiếng ồn trên thiết bị hoặc đồ gia dụng trước khi mua chúng.
- - Yêu cầu người quản lý tại các nhà hàng, rạp chiếu phim và những nơi khác mà người trẻ thường lui tới để giảm âm lượng nếu nó quá lớn.
- - Tránh tiếng ồn lớn bất cứ khi nào có thể. Môi trường quá ồn ào là khi một người phải hét lên để người khác nghe thấy tiếng của mình nói.
- - Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác như nút tai hoặc tai nghe chống ồn khi không thể tránh môi trường ồn ào. Mỗi thiết bị có thể giảm cường độ âm thanh tới 30dB.
Tránh tiếng ồn trong lao động cùng với thiết bị bảo vệ tai cao cấp
- - Nên sử dụng các loại tai nghe lớn, trùm tai hơn là các loại tai nghe nhỏ đặt hẳn vào trong tai.
- - Vệ sinh tai thường xuyên để loại bỏ ráy tai có thể tích tụ và cản trở thính giác. Tránh sử dụng tăm bông khi làm sạch tai. Cách tốt nhất để làm sạch tai là sử dụng bộ dụng cụ tưới làm mềm ráy tai để dễ dàng lấy ra bằng khăn ẩm. Trong trường hợp lượng ráy tai nhiều, bạn có thể đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được hỗ trợ.
- - Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động càng nhiều càng tốt.
- - Những người trẻ tuổi không nên ngần ngại đặt lịch kiểm tra thính lực với bác sĩ thính học nếu họ có tiền sử gia đình bị mất thính lực sớm, đối mặt với việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn thường xuyên, nghe thấy ù tai hoặc khó nghe những từ phù hợp trong các cuộc trò chuyện.
- - Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc trên tai nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị một bệnh lý nào đó.
WHO khuyến cáo rằng, thanh thiếu niên và những người trưởng thành có nguy cơ khác có thể tận hưởng các hoạt động yêu thích của họ mà không bị tổn thương thính giác bằng cách hạn chế:
- - Thời lượng: Tiếp xúc với mức ồn 100 decibel – được coi là mức âm thanh cường độ cao – không an toàn trong hơn 15 phút mỗi lần. Thanh niên được khuyến khích hạn chế thời gian ở những địa điểm ồn ào bằng cách hạn chế sử dụng thiết bị âm thanh cá nhân trong một giờ mỗi lần và bằng cách thường xuyên cho đôi tai được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- - Cường độ: Thanh thiếu niên cũng nên theo dõi mức âm lượng của môi trường và âm nhạc phát ra từ tai nghe của họ. Nhiều ứng dụng điện thoại thông minh có thể cho phép đọc mức decibel trong phòng (khuyến nghị 85 dB trở xuống), sử dụng tai nghe khử tiếng ồn và khóa âm lượng trên điện thoại cũng có thể giúp những người trẻ tuổi bảo vệ thính giác của họ.
Sử dụng tai nghe khử tiếng ồn
- - Tần suất: Những người trẻ tuổi làm việc, vui chơi ở những địa điểm ồn ào, chẳng hạn như công trường, quán bar, câu lạc bộ đêm, quán karaoke…. Trong khi WHO quy định rằng, mức độ tiếp xúc tiếng ồn cho phép cao nhất tại nơi làm việc, vui chơi là 85dB (tối đa là tám giờ mỗi ngày), nhiều người sử dụng lao động không chú ý đến khuyến nghị này. Cả nhân viên và khách đều có thể lựa chọn nút tai tùy chỉnh (chuyển luân phiên tai trái và tai phải trong ca làm việc) và nghỉ ngơi bên ngoài hoặc trong những khu vực yên tĩnh để cho đôi tai của họ được nghỉ ngơi.
Sử dụng sản phẩm thảo dược để tránh “bị điếc trước tuổi”
Song song với việc giảm các tác động tiêu cực từ bên ngoài, bạn cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe. Sản phẩm cần đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Mục tiêu trước mắt (phần ngọn): Giúp giảm đau, chống viêm trong trường hợp có viêm nhiễm ở tai. Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường các dưỡng chất đến nuôi dưỡng thần kinh tai.
- Mục tiêu lâu dài (phần gốc): Giúp bổ thận bởi thận khai khiếu ra tai, do đó, nếu chức năng thận yếu kém thì khả năng nghe của tai cũng bị suy giảm.
Đa số các loại thuốc mà nhiều người thường sử dụng mới chỉ giúp giải quyết “phần ngọn” mà chưa thể “chạm” đến “phần gốc” và cũng là nguyên nhân sâu xa gây ù tai, nghe kém, đó là do chức năng thận suy giảm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính là 1 trong số ít sản phẩm giúp tác động đến tất cả những mục tiêu trên. Kim Thính được cấu thành từ các vị thuốc giúp bổ thận như: Câu kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa có tác dụng bồi bổ chức năng tạng thận. Do vậy sẽ làm tăng cường thính lực một cách tự nhiên, tác động đến nguyên nhân “gốc rễ” gây ra chứng ù tai nghe kém, đó là tạng thận.
Kim Thính có công dụng tốt cho người bị ù tai, suy giảm thính lực
Bên cạnh đó, Kim Thính còn chứa nhiều thảo dược có tính chống viêm, giảm sưng khác như: Cối xay, vảy ốc, cẩu tích. Những thảo dược này đã được đông y sử dụng từ xa xưa giống như thuốc kháng sinh thực vật chuyên dùng trong các trường hợp bị viêm tai giữa, đau tai. Vì vậy, sản phẩm rất hiệu quả với các trường hợp tai bị ù, nghe kém do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai.
Không chỉ có vậy, các dược liệu như: Đan sâm, L-Carnitine fumarate, kẽm,… trong sản phẩm Kim Thính còn mang tới tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu tới tai. Đặc biệt, L-Carnitine fumarate là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan của cơ thể, trong đó có các bộ phận thuộc hệ thống thính giác.
Ngoài ra, các thảo dược có trong Kim Thính còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm: Sắt, kẽm, vitamin C, vitamin A, chất chống oxy hóa,... cùng nhiều axit amin thiết yếu. Những dưỡng chất này giúp bổ sung các chất nuôi dưỡng thần kinh tai, giúp tế bào lông và dây thần kinh thính giác hoạt động tốt hơn, từ đó giúp khôi phục khả năng nghe hiệu quả.
Các thành phần chính của Kim Thính
Như vậy có thể thấy, Kim Thính giúp đáp ứng cả mục tiêu trước mắt (phần ngọn) và mục tiêu lâu dài (phần gốc) trong điều trị ù tai, nghe kém. Cũng bởi vậy mà ngày càng nhiều người tin tưởng lựa chọn Kim Thính để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tai như: Ù tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực.
Tình trạng “điếc trước tuổi” đang ngày càng phổ biến. Nghe kém, suy giảm thính lực gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu ù tai, nghe kém bạn cần đi khám sớm và đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày để bệnh không tiến triển nặng thêm.
Mọi thắc mắc liên quan tới cách chữa ù tai, nghe kém cũng như chứng bệnh điếc tai, suy giảm thính lực, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0968 403 933 để được hỗ trợ tốt nhất.
Phương Thảo