Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, số người mắc bệnh suy thận gia tăng. Tuy nhiên, rất ít người để ý đến dấu hiệu của bệnh để sớm có biện pháp phòng, điều trị. Người bị suy thận nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, trong đó có tử vong.
Nguyên nhân và nguy cơ của bệnh suy thận
Ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mạn tính như: Chế độ ăn nhiều muối, đường, protid, lipid, ít vận động... Hoặc một số bệnh lý mạn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu, nhiễm khuẩn đường niệu, bệnh về mạch máu, bệnh tim, viêm cầu thận, hồng cầu hình liềm, béo phì... cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý về thận.
Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như: thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên gây yếu chân, tay, có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi. Tăng huyếp áp dẫn đến suy thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu.
Các biến chứng nguy hiểm của suy thận
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy thận
Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, thực hiện chức năng chính là loại bỏ các chất độc (là sản phẩm của quá trình chuyển hóa), nước dư thừa trong máu và duy trì thăng bằng kiềm toan. Khi bị suy giảm chức năng, thận sẽ không thể thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ. Lúc này, cơ thể sẽ trở nên quá tải vì độc tố và gây ra các rối loạn như: thừa dịch, hội chứng ure máu cao, tăng kali máu, toan chuyển hóa máu, thiếu máu... dẫn đến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, phù..., thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Suy thận là một quá trình phát triển bệnh âm thầm, kéo dài và thường là chậm. Người bệnh thường chủ quan và chỉ đi khám khi thận đã tổn thương trầm trọng hoặc do các tình trạng mất bù cấp tính của thận phát tác. Triệu chứng của suy thận thường kín đáo và dễ bỏ qua, bởi vậy cần lưu ý các triệu chứng sau: Thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt hay màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...); Phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...; Mệt mỏi (do thiếu máu); Ngứa da do chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu của thận bị suy giảm dẫn đến sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da; Hơi thở của người bệnh thường có mùi; Có cảm giác buồn nôn và nôn (do urê huyết gây nên tình trạng này).
Cùng với đó, do thiếu máu, người suy thận thường thở nông; Cảm giác lúc nào cũng ớn lạnh; Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Dấu hiệu nhận biết sớm suy thận
Suy thận có thể tiến triển trong nhiều năm, từ chức năng thận dưới bình thường đến suy thận mạn tính. Do tiến triển của bệnh có thể chậm lại ở các giai đoạn đầu và các phương pháp điều trị, các thay đổi trong lối sống cũng có thể làm giảm quá trình tiến triển của suy thận nên việc chẩn đoán sớm và tích cực tìm nguyên nhân cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể điều trị khỏi hẳn hoặc làm giảm, chậm quá trình tiến triển của suy thận. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết.
Điều trị bệnh suy thận
Người suy thận cần tuân thủ chế độ ăn uống riêng: đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Tùy thuộc vào nguyên nhân có thể điều trị được một số loại suy thận. Thế nhưng, tổn thương thận sẽ tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây suy thận đã được kiểm soát tốt.
Thông thường, không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn suy thận mạn. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại.
Suy thận giai đoạn cuối (khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%) được điều trị bằng cách:
- - Thẩm phân phúc mạc
- - Chạy thận nhân tạo
- - Ghép thận, người bệnh cần uống thuốc suốt đời để giúp cơ thể thích nghi với thận đã được ghép.
Suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo
Làm gì để phòng tránh bệnh suy thận tiến triển
Để phòng tránh suy thận, chúng ta cần giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp và do đó khiến ta ít nguy cơ mắc suy thận. Hãy tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào mà ta ưa thích như đi bộ, đạp xe, bơi lội... để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng.
Uống đủ nước mỗi ngày. Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5-2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát suy thận.
Không tự dùng thuốc điều trị vì một số thuốc gây tổn thương thận nếu dùng thường xuyên. Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng thận của mình và luôn tuân thủ điều trị theo toa của bác sĩ.
Không hút thuốc lá vì hút thuốc lá làm lượng máu tới thận chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng khoảng 50% nguy cơ ung thư thận.
Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên kiểm tra chức năng thận để ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường.
Tăng huyết áp cao và kéo dài gây tổn thương mạch máu đến thận
Theo dõi huyết áp vì huyết áp cao gây tổn thương thận. Nếu huyết áp tăng, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Ngoài ra, nên đi khám định kỳ và làm các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, đồng thời siêu âm thận để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận bằng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống, hiện nay, xu hướng kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu có thể kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Cách phòng ngừa, cải thiện suy thận nhờ Ích Thận Vương được đề cao bởi tính an toàn và hiệu quả nhờ các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Ích Thận Vương có thành phần chính từ cây dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành được biết đến trong việc giúp làm lành vết thương, cải thiện các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận.
Dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với thận
Sản phẩm này còn có sự kết hợp của các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... Ích Thận Vương đem đến tác dụng phòng ngừa, giúp bổ thận, tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cho tế bào thận, từ đó giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận; Bảo vệ và tăng cường chức năng thận, tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể; Tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng.
Ích Thận Vương hỗ trợ cải thiện tình trạng suy thận an toàn, hiệu quả
Bài viết đã cung cấp cách phát hiện và điều trị sớm giúp phòng tránh bệnh suy thận tiến triển. Bên cạnh việc thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh !
Tuyết Mai