Phác đồ điều trị vảy nến hiện nay là gì?

11:19 30/10/2019

Vảy nến là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần trong đời và hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Vậy người mắc vảy nến phải làm sao? Điều trị ra sao để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát?

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là tình trạng viêm có ảnh hưởng chủ yếu đến da của người mắc. Các triệu chứng đặc trưng trên da là những tổn thương đỏ, sưng viêm, có vảy trắng trên bề mặt. Thông thường, tế bào da mất 28 – 30 ngày để hình thành, phát triển, chết đi, nâng dần lên bề mặt và rơi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc vảy nến, quá trình này bị đẩy nhanh 10 lần, tế bào da chỉ mất 3 – 4 ngày để hình thành, các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt nhưng không thể rơi ra khỏi cơ thể, tạo thành những mảng tổn thương da đặc trưng.

 

Dấu hiệu vảy nến đặc trưng

Triệu chứng bệnh vảy nến

Triệu chứng bệnh vảy nến khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh vảy nến. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Những mảng da đỏ phủ đầy vảy bạc; Da khô, nứt nẻ; ngứa, rát hoặc đau nhức, thậm chí chảy máu,... Đây là dấu hiệu của bệnh vảy nến thể mảng – loại vảy nến phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 80% người bị bệnh.

Ngoài ra, vảy nến còn có một số loại khác bao gồm:

- Vảy nến thể giọt: Tổn thương nhỏ như hình giọt nước, đỏ, sưng viêm và có vảy trắng.

- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da đỏ tươi, mịn, không có vảy trắng, xuất hiện ở các nếp gấp da như nách, háng, sau đầu gối,...

- Vảy nến thể mủ: Da có các mụn chứa đầy mủ trắng mọc ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân.

- Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân bị đỏ như tôm luộc, vảy trắng bao phủ toàn thân. Người mắc có thể sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim,…

Ngoài ra, vảy nến còn ảnh hưởng đến móng, gây đổi màu và biến dạng móng; ảnh hưởng đến khớp gây sưng, đau, tấy đỏ khớp.

 

Bệnh vảy nến ở móng

Nguyên nhân bệnh vảy nến

Đến nay, nguyên nhân bệnh vảy nến chưa được nghiên cứu chính xác, nhưng giới chuyên gia tin rằng, nó có liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch kết hợp với các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Tế bào T của hệ miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế phát hiện, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Nhưng khi mắc vảy nến, các tế bào T này bị nhầm lẫn, tấn công tế bào da. Điều này rút ngắn vòng đời của tế bào da xuống 10 lần (sinh ra, chết đi sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường). Các tế bào da chết được đưa lên bề mặt da liên tục nhưng không thể bong ra ngoài cơ thể nên tích tụ lại ở bề mặt da, gây viêm, sưng, đỏ da.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Ước tính, có khoảng 10% dân số mang gen bệnh vảy nến nhưng chỉ 2 – 3% trong số này thực sự phát triển bệnh.

- Nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn.

- Chấn thương da (cắt, cạo, nhiễm trùng, cháy nắng).

- Một số loại thuốc (lithium, huyết áp cao và thuốc tim mạch, thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét, indomethacin).

- Stress kéo dài.

- Béo phì, thừa cân.

- Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia.

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị vảy nến

Phác đồ điều trị vảy nến hiện nay

Đến nay, chưa có cách hoặc thuốc chữa khỏi bệnh vảy nến hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều cách để quản lý, kiểm soát triệu chứng bệnh như: Sử dụng các loại thuốc, liệu pháp ánh sáng (quang hóa trị liệu vảy nến) kết hợp thay đổi lối sống,… Một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng cùng nhau. Chúng bao gồm:

Điều trị tại chỗ

Phương pháp điều trị vảy nến tại chỗ rất hữu ích cho người bị vảy nến nhẹ hoặc trung bình. Chúng thường là các dạng kem, thuốc mỡ, gel và dầu gội giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm như làm teo da nếu dùng lâu dài nên bạn hãy cẩn trọng khi sử dụng.

Điều trị toàn thân

Thuốc điều trị toàn thân dạng uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch thường được áp dụng trong trường hợp bị vảy nến trung bình đến nặng. Đây là những thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch,… có thể cải thiện các triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên, thuốc toàn thân có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến gan, thận,… nên bạn hãy thận trọng.

Quang hóa trị liệu

Đối với bệnh vảy nến nặng hoặc diện tích tổn thương lớn hơn, người mắc có thể tiếp xúc với tia cực tím (UV) để cải thiện triệu chứng bệnh. Quang hóa trị liệu có thể được sử dụng một mình hoặc cùng với các loại thuốc khi điều trị bệnh vảy nến. Tuy được đánh giá là an toàn nhưng một số trường hợp vẫn bị bỏng, ung thư da khi điều trị bằng quang hóa trị liệu.

 

Quang hóa trị liệu vảy nến

Thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm thảo dược

Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, người bị vảy nến cần:

- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh da bị khô.

- Sử dụng máy làm ẩm khi tiết trời hanh khô, độ ẩm giảm thấp.

- Tránh các loại thuốc gây bùng phát vảy nến.

- Tránh các vết xước, vết cắt, vết sưng và nhiễm trùng.

- Tắm nắng một cách hợp lý: Không nên tắm quá 20 phút/lần và tránh tắm nắng trong thời gian từ 10h - 15h bởi có thể làm tổn thương da.

- Giảm stress bằng cách tham gia lớp học yoga hoặc massage.

- Bỏ uống rượu, bia.

- Tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Bỏ hút thuốc lá.

- Tăng cường vận động hàng ngày, ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe,...

 

Tăng cường vận động giúp giảm triệu chứng vảy nến

- Sử dụng kết hợp với các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả. Đi đầu dòng sản phẩm thảo dược cho người mắc vảy nến là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng. Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên nén rất tiện dùng.

 

Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Ngoài ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến từ bên trong cơ thể với sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn cũng nên sử dụng kem bôi da dược liệu Explaq để cải thiện làn da tổn thương do vảy nến. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến.

 

Explaq hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm cải thiện vảy nến hiệu quả, thành công

Bà Nguyễn Thị Kim Bình - số điện thoại: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.

Bà Bình bắt đầu bị vảy nến từ năm 1995 ở trên đầu và hơi ngứa. Sau đó, triệu chứng lan xuống khuỷu tay, cổ, bụng, 2 chi dưới, đặc biệt là dày đặc ở chân. Sau đó, bà đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc uống kết hợp bôi nhưng sau thời gian sử dụng, bệnh không thuyên giảm. Bà còn cắt thuốc nam về dùng nhưng tình trạng vẫn không có dấu hiệu tiến triển. Mãi đến năm 2013, trong một lần xem tivi, bà biết đến Kim Miễn Khang và mua về dùng thử kết hợp với bôi kem Explaq. Thật bất ngờ, sau 2 tháng sử dụng, vảy da đỡ hẳn, ngứa ngáy không còn. Bà tiếp tục sử dụng thì vẩy da sạch hết, da bóng láng, không còn vết thâm và ngứa ngáy. Bà ăn được, ngủ được, tinh thần thoải mái, sức khỏe được cải thiện

 

Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vảy nến của bà Bình qua video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia

Điều trị vảy nến như thế nào là tốt nhất? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách điều trị vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng liên hệ hotline hoặc ZALO: 
0968 403 933 để được hỗ trợ tốt nhất.

Minh Giang

 

 

(*) Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Sản phẩm giảm giá
HƠI THỞ CÓ MÙI -  PHẢI LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN?
HƠI THỞ CÓ MÙI - PHẢI LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN?
Hơi thở có mùi là vấn đề nhạy cảm và gây khó chịu trong giao tiếp ...
ĐẾN NGÀY ĐAU BỤNG KINH, ĐAU KHÔNG ĐI LẠI ĐƯỢC, ĐAU PHẢI NGHỈ LÀM, PHẢI LÀM SAO?
ĐẾN NGÀY ĐAU BỤNG KINH, ĐAU KHÔNG ĐI LẠI ĐƯỢC, ĐAU PHẢI NGHỈ LÀM, PHẢI LÀM SAO?
Chào chuyên gia! Cháu năm nay 24 tuổi, mỗi lần đến ngày đèn đỏ, Cháu thường ...
Đặt hàng thành công
Đặt hàng thành công
Đặt hàng thành công
Để tránh “bị điếc trước tuổi” phải làm sao?
Để tránh “bị điếc trước tuổi” phải làm sao?
Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2019 có khoảng ...
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng các thảo dược quý
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng các thảo dược quý
Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng rất hiệu quả các thảo dược quý cho ...
Phát hiện và điều trị sớm phòng tránh bệnh suy thận tiến triển
Phát hiện và điều trị sớm phòng tránh bệnh suy thận tiến triển
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, số người mắc bệnh ...
Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn mua hàng
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA GEL SU BẠC VỚI BỆNH THỦY ĐẬU
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA GEL SU BẠC VỚI BỆNH THỦY ĐẬU
Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh do virus varicella-zoster gây nên. Đây vốn là căn ...
GEL SU BẠC – ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA
GEL SU BẠC – ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA
Có vô số các bệnh ngoài da mà chúng ta có thể gặp phải và hầu ...
Ích thận vương - Tin vui cho người bị bệnh thận
Ích thận vương - Tin vui cho người bị bệnh thận
Bệnh thận là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, bệnh có thể chia ...
Chương trình tích điểm đổi quà cho khách hàng năm 2019
Chương trình tích điểm đổi quà cho khách hàng năm 2019
Chương trình tích điểm đổi quà cho khách hàng năm 2019