Bệnh viêm xương khớp dạng thấp không ngoại trừ bất kỳ ai, đặc biệt những nơi có khí hậu lạnh – ẩm chứa nhiều nguyên nhân mắc bệnh. Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng tại khớp mà nó còn khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Để biết rõ hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn điển hình, nó là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý về khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động. Tại việt Nam tỉ lệ người mắc viêm khớp dạng thấp chiếm 0,5% dân số.
Cấu tạo của khớp xương, khớp bình thường và khớp bị viêm
Mặc dù có nhiều nghiên cứu, nhưng người ta không tìm ra được nguyên nhân cụ thể nào gây viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên chắc chắn bệnh có liên quan đến các yếu tố sau:
- Di truyền: Theo số liệu thống kê, viêm khớp dạng thấp có tính di truyền cao. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì thế hệ sau có tỷ lệ mắc bệnh là 60 – 75% so với người ngoài.
- Mắc bệnh theo cơ địa: Có liên quan rõ rệt về giới tính, độ tuổi đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần và bệnh thường mắc ở những người trung niên từ 30 đến 50 tuổi.
- Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: Do môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, cơ thể bị nhiễm lạnh…
Người trung niên, phụ nữ có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao
Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp diễn ra tại các khớp, đầu tiên là các khớp nhỏ hay vận động như: khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân. Đến khi bệnh bùng phát mạnh thì rất khó kiểm soát có thể dẫn đến các biểu hiện nghiêm trọng hơn như: Teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp và nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động khớp hoặc tàn phế suốt đời. Do vậy hãy đến kiểm tra tại các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp ngay khi thấy có các biểu hiện sau:
- Khi thay đổi thời tiết hay thời tiết trở lạnh các khớp bắt đầu có hiện tượng sưng, nóng, đỏ đau nhức, không thể vận động ngay được mà phải xoa bóp từ 5- 10 phút tại vùng đang bị đau nhức.
- Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, luôn cảm thấy đau nhức các cùng cơ khớp, xương trong cơ thể, đau nhất là khi vận động tại các khớp, cơn đau có thể đau dai dẳng. Đau thường xuất hiện theo tính chất đối xứng hai bên.
- Nếu bệnh tới giai đoạn nặng thì người bệnh bị viêm đa khớp, có thể vùng bị viêm khớp dạng thấp sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp.
Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
4. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mạn tính nên cần điều trị liên tục, lâu dài, quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh cũng như thầy thuốc. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không mang vác nặng, tránh vận động mạnh gây tổn thương đến các khớp, thực hiện chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi và kết hợp với những bài tập nhẹ nhàng tốt cho xương khớp.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: Hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên đang được người tiêu dùng lựa chọn. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm đó là sản phẩm Hoàng Thấp Linh.
Hoàng Thấp Linh sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng
Hoàng Thấp Linh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động khớp. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên như: Bạch thược, hy thiêm, sói rừng, nhũ hương…nên không gây tác dụng phụ, rất an toàn cho người sử dụng.
Lan Tường