Bệnh vẩy da hay còn gọi là bệnh sần có vẩy là một thuật ngữ mô tả nhóm bệnh có chung triệu chứng vẩy trên da bao gồm: bệnh vẩy nến, vẩy cá, vẩy phấn hồng, á sừng, eczema …. Không chỉ có biểu hiện chung, các bệnh này cơ bản có chung cơ chế sinh bệnh: Rối loạn đáp ứng miễn dịch biểu hiện trên da ở nhiều mức độ, thời điểm,.. và có liên quan đến yếu tố gia đình hay còn gọi là bệnh tự miễn. Nhìn chung chúng ít nguy hiểm đến tính mạng, không lây nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp… làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tùy vào hình dạng, kích thước mà bệnh vẩy da được phân ra thành các bệnh cụ thể:
- Bệnh vẩy nến: Chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 3% dân số thế giới. Tổn thương là các mảng da tập hợp thành từng đám, có màu trắng hồng, ngứa, gãi ra chúng bong tróc tạo thành các mảng sáp trông như nến do đó được gọi là vẩy nến. Ở chuyên khoa sâu, vẩy nến còn được chia thành các loại: Vẩy nến thể móng, thể đảo ngược, thể khớp, thể mủ, thể đỏ da toàn thân…căn cứ vào vị trí và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bệnh vẩy nến
- Chàm (eczema): Còn gọi là viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, biểu hiện đặc trưng là viêm: Sưng do xuất tiết dưới da, đau rát, đỏ, ngứa rất khó chịu, không sốt.
Bệnh Eczema (Chàm)
- Á sừng (viêm da cơ địa mùa đông): Khác với chàm, á sừng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Bên cạnh đặc điểm bong tróc, chúng còn làm da căng, nứt nẻ, rất đau rát, thậm chí chảy máu. Bệnh thường gặp vào mùa khô (mùa Thu, mùa Đông ở Miền Bắc).
Bệnh á sừng
- Vẩy phấn trắng: đặc trưng bởi các đám vảy da có màu trắng, cạo ra chúng thành dạng bột như phấn trắng
Bệnh vẩy phấn trắng
- Vẩy phấn hồng: đám vẩy màu hồng, thường hình bầu dục, ngứa. Thường gặp ở ngực, bụng, lưng. Bên cạnh yếu tố tự miễn, vẩy phấn hồng còn có thể do một số chủng virus herpes nhưng chưa có bằng chứng chứng minh bệnh có thể lây lan.
Vẩy phấn hồng
- Bệnh Vảy cá: Biểu hiện là da khô, các mảng vảy da hình góc cạnh, rất cứng, ngứa, thường xuất hiện ở thân mình.
Bệnh vẩy cá
Cơ chế gây bệnh:
Đây là một nhóm bệnh tự miễn (rối loạn đáp ứng miễn dịch) biểu hiện trên da và ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể do đó ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số yếu tố góp phần kích hoạt bệnh: Do môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn, virus, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, dùng thuốc hóa dược, stress, đặc biệt yếu tố di truyền thường được nhắc đến.
Diễn biến bệnh:
Ban đầu mới xuất hiện có thể chỉ là vài nốt, chấm nhỏ, sau đó nhanh chóng lan ra các vùng khác. Bệnh có thể tự thoái lui nhưng rất dễ tái phát trở lại khi gặp các yếu tố thuận lợi như mô tả ở trên. Do đó người bệnh bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định thì chế độ sinh hoạt, ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh vẩy da.
Phân loại bệnh:
Có nhiều cơ sở để phân loại, nhìn chung có thể dựa vào vị trí mắc bệnh người ta gọi: bệnh vẩy da đầu, vẩy da tay, ngực…. hoặc theo phân loại của y học: Vẩy nến, vẩy cá… cũng có thể theo tính chất viêm của bệnh: bệnh vẩy da cấp tính, mạn tính.
Điều trị:
Điều trị vẩy da bằng thuốc kháng sinh đây là dạng được ưu tiên cho tất cả các thể do tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên cần phải theo chỉ định quan sát của bác sĩ. Các thuốc hay được sử dụng hiện nay:
- Nhóm kem kháng histamine: Một số biệt dược như cetirizine, fexofenadine, diphenhydramine, Loratadine (Claritin)
- Nhóm kem bôi có corticoid: Elotmet, Diprosone
Hiện nay nhiều bệnh nhân lựa chọn cách hỗ trợ điều trị bệnh vẩy da bằng thảo dược thiên nhiên. Với những ưu điểm vốn có là an toàn cũng như hiệu quả lâu dài, điều trị vẩy da bằng thảo dược luôn có được sự tin tưởng của người bệnh.
Điển hình cho dòng sản phẩm bằng thảo dược thiên nhiên là sản phẩm Explaq. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vẩy da do vẩy nến, vẩy cá, vẩy phấn, á sừng, Eczema …. hiệu quả và đã được nhiều bệnh nhân tin dùng.
Explaq được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, không chỉ đem lại sự tiện dụng cho người bệnh mà vẫn giữ nguyên được hiệu quả cũng như an toàn cho người bệnh.
Kem trị vảy da Explaq
Lan Tường