Giá bán từ 1-5 hộp: 170.000 đ/hộp
Giá bán từ 6-9 hộp: 167.000 đ/hộp
Giá bán >=10 hộp: 160.000 đ/hộp
Giúp hỗ trợ điều trị, phòng biến chứng tiểu đường
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén.
Hạn sử dụng: 36 tháng.
Hồ sơ công bố/Xác nhận công bố phù hợp qui định ATTP: Số 45387/2017/ATTP-XNCB
Số Giấy phép xác nhận quảng cáo: 3745/2020/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
Chỉ số đường huyết (blood sugar) là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.
Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:
- Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân (x) với 18
- Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia (:) cho 18
Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Đường huyết có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: Xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG), đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.
Mức đường huyết thế nào là bình thường còn phụ thuộc vào từng phương pháp đo lường:
Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
Đường huyết sau ăn
Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L), được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 200mg/dL (11.1 mmol/L) là bình thường.
HbA1c dưới 48mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.
Nếu bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, chỉ số đường huyết dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường mặc dù gây ra một số triệu chứng không thoải mái nhưng không nguy hiểm trừ khi đường huyết tiếp tục giảm.
Ngược lại, nếu đường huyết tụt xuống dưới ngưỡng 70 mg/dl (3.9 mmol/L) rất nguy hiểm. Sự tụt giảm đường huyết vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bạn mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ cao (tiền đái tháo đường) được tóm tắt trong bảng sau:
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:
- Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
- Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
- Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:
- Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL (4.4 mmol /L)
- Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL (6.8 mmol/L)
- Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)
Tại sao đường huyết tăng cao lại có hại?
Khi ở mức bình thường, glucose là nhiên liệu quý giá để tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng.
Đường huyết cao cũng có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Mạch máu bị hư hỏng có thể dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:
- Bệnh thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu nhân tạo
- Đột quỵ não (nhồi máu não)
- Nhồi máu cơ tim
- Suy giảm thị lực hoặc mù lòa
- Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Làm hỏng các dây thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay
- Làm chậm lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân (đoạn chi)
Duy trì đường huyết ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần thiết là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể.