Điều trị sỏi mật như thế nào cho hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa, do sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật.
– Sỏi cholesterol hình thành do cholesterol kết tinh trong dịch mật. Khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác. Sỏi cholesterol có màu nhạt, thường đơn độc, và không cản tia X.
Nguyên nhân: do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn chứa hàm lượng cholesterol cao, ăn nhiều chất béo động vật, do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), biến chứng từ một số bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, do dùng nhiều một số dược phẩm clofibrate, estrogen…
Thực phẩm chứa nhiều cholesterol có thể gây sỏi cholesterol
– Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calicium bilirubinate, có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành khi bilirubinate tăng, không liên hợp hoặc nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật.
Nguyên nhân: do tuổi tác, ăn thiếu chất béo và protein, ứ đọng dịch mật, mật bị nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm.
Điều trị sỏi mật bằng thuốc
Nếu được phát hiện sớm, người bệnh sỏi mật có thể được điều trị bằng thuốc hiệu quả.
Dùng thuốc làm tan sỏi: sử dụng một số loại thuốc làm tan sỏi để giảm độ bão hòa cholesterol, làm sỏi nhỏ dần và hết, thường chỉ áp dụng đối với sỏi cholesterol có kích thước dưới 1.5cm.
Trong trường hợp sỏi đã gây đau, viêm hay tắc nghẽn đường mật, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng đau và cải thiện tình trạng bệnh:
– Thuốc giảm đau: có tác dụng giãn cơ trơn, làm giảm co thắt đường mật, giúp giảm bớt được các cơn đau do sỏi. Những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng là papaverin, visceraigin.
– Thuốc kháng sinh: được sử dụng để làm giảm viêm do biến chứng của sỏi mật.
– Thuốc lợi mật: giúp giảm tình trạng ứ trệ dịch mật. Thuốc lợi mật nước: như secretin, là chất gây cường phó giao cảm, có tác dụng làm tăng bài tiết nước và điện giải của tế bào biểu mô đường mật, làm tăng tiết mật loãng. Thuốc lợi mật thực thụ: như muối mật, cyclovalon…kích thích tế bào gan tăng sản xuất dịch mật.
Điều trị sỏi mật bằng ngoại khoa
Tán sỏi ngoài cơ thể: sử dụng thiết bị tạo ra sóng dao động làm sỏi vỡ thành những mảnh nhỏ có thể trôi dọc theo đường mật mà không gây ra tắc nghẽn.
Điều trị ngoại khoa thường dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi mật, giúp thuyên giảm các cơn đau và ngăn ngừa một số biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tụy, nhiễm trùng túi mật, viêm gan…
Phẫu thuật là giải pháp tối ưu trong những tình huống cấp cứu. Tuy nhiên phẫu thuật không loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi, tái phát sỏi sau điều trị, bởi quá trình hình thành sỏi là sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố cơ địa (bất thường trong quá trình sản xuất và lưu thông dịch mật); nhiễm khuẩn đường mật, dịch mật. Trong khi đó, yếu tố cơ địa Y học hiện đại khó có thể tác động đến.
Phẫu thuật không loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi
Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, một số thảo dược truyền thống có khả năng cân bằng và thiết lập lại các rối loạn của chức năng gan, rối loạn vận động đường mật (do bệnh, do yếu tố cơ địa), giúp loại sỏi hiệu quả: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo. Với sự hội tụ của 8 loại thảo dược này trong thực phẩm chức năng (TPCN) Kim Đởm Khang, đã mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh nhân sỏi mật, giúp giảm đau viêm, giảm biến chứng và trì hoãn được phẫu thuật.
TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp điều trị mới cho bệnh nhân sỏi mật
Lan Tường