Biến chứng bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới các biến chứng cấp tính và mãn tính.
Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
- Hôn mê do đường huyết tăng cao
Đường huyết trong máu tăng cao quá có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Hôn mê do hạ đường huyết
Biến chứng này thường do bệnh nhân tiểu đường dùng insulin quá liều gây nên hoặc có thể do người bệnh nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Theo các bác sỹ chuyên khoa, nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng hạ đường huyết có thể khiến người bệnh tiểu đường bị hôn mê và thậm chí tử vong.
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
- Các biến chứng về tim mạch
Bệnh nhân tiểu đường thường gặp các bệnh về mạch máu (động mạch). Chất béo, cholesterol gây ra các mảng bám ở thành mạch và làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại, tạo ra các mảng xơ vữa động mạch. Các cục máu đông hình thành ngăn cản lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể làm chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ. Đôi khi mảng xơ vữa vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên giữ mức cholesterol trong máu thấp và huyết áp ổn định có thể giúp ngăn chặn các biến chứng nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Các mảng xơ vữa ngăn cản máu đến tim, gây chết một phần cơ tim
- Biến chứng ở mắt
Ở bệnh nhân tiểu đường, các mạch máu nhỏ tại võng mạc bị tắc nghẽn do lượng đường cao gây nên, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt và đặc biệt là các bệnh về võng mạc. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường còn gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và có thể gây mù lòa.
- Biến chứng suy thận
Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận và làm rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu, chức năng lọc của thận, gây ra các vấn đề về thận. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận và làm hỏng chức năng của bộ phận này, người bệnh sẽ thường xuyên đi tiểu với lượng đường trong nước tiểu cao. Đây là nguyên nhân vì sao những người bị tiểu đường lại thường hay bị suy thận.
- Biến chứng chậm lành vết thương và nhiễm trùng
Lượng đường cao sẽ khiến các mạch máu hẹp lại và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn, cần một thời gian khá dài để lành lại. Bên cạnh đó, việc hệ thần kinh bị tê liệt có thể khiến các vết thương càng thêm nhiễm trùng nặng.
Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Ngoài ra, người tiểu đường cũng dễ bị nhiễm trùng ở nhiều nơi trong cơ thể, vì sức kháng cự của cơ thể giảm. Một vài bệnh nhiễm trùng do vi trùng hay nấm, ít xảy ra ở người bình thường lại hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường: bệnh lao, bệnh nấm âm đạo (gây ngứa âm đạo), bệnh viêm tai ngoài rất nguy hiểm do vi trùng Pseudomonas.
Tin vui cho những bệnh nhân tiểu đường
Hiện nay đã có giải pháp từ đông dược giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, giúp người bệnh sống vui, khỏe mạnh và an tâm hơn về những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Thực phẩm chức năng (TPCN) Hộ Tạng Đường là sự kết tinh giữa kinh nghiệm của Y học cổ truyền với thành tựu của Y học hiện đại để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và kiểm soát biến chứng. Thành phần chính của TPCN Hộ Tạng Đường là Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn. Đây là những thảo dược truyền thống, có ưu thế vượt trội trong việc giảm stress oxy hóa và ngăn chặn tình trạng viêm, được kích hoạt bởi đường huyết tăng cao kéo dài, là những tác nhân chính gây ra biến chứng tiểu đường.
TPCN Hộ Tạng Đường – Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường
Lan Tường